Tôi có một chị bạn, năm nay ngoài 26 tuổi. Cuối tuần trước chị rủ tôi đi cafe nhân dịp cuối năm, mà mặt cứ buồn thiu khi nhắc đến câu chuyện buồn mang tên bao giờ lấy chồng – áp lực từ gia đình, họ hàng khi bạn bè đồng trang lứa lũ lượt đi lấy chồng.

Tôi vốn chẳng tin vào thứ được gọi là “áp lực kết hôn” này lắm, cho đến khi nghe chị kể chuyện. Hoá ra nó thực sự tồn tại. Nếu ở quanh bạn chỉ có lác đác đôi ba người lên xe bông, thì chuyện đấy cũng chẳng ăn nhằm gì. Nhưng đến một độ tuổi nhất định – mà người ta còn gọi là ngưỡng kết hôn, bỗng nhiên bạn bè đồng loạt xuất giá, và bạn là một trong số ít “chưa có gì” thì bạn sẽ nhận ra một sự thật cay đắng, trong mắt gia đình họ hàng, bạn không khác gì một món hàng tồn kho mà cuối năm nào họ cũng mang ra kiểm đếm…

bao-gio-lay-chong-1

Tôi hoàn toàn chúc phúc cho những người bạn đã tìm được bến đỗ. Nhưng cũng thực sự băn khoăn: “trời ơi, một câu mà ai cũng hỏi vậy ta?!” – phải đến khi nào mọi người mới không tra tấn nhau bằng câu hỏi bao giờ lấy chồng nữa?

Chúng ta cứ rao giảng về chuyện bình đẳng giới, chúng ta cho rằng thời đại trọng nam khinh nữ đã qua từ rất lâu rồi, nhưng cái câu hỏi “chướng tai gai mắt” kia chính là bằng chứng cho thấy “bất công xã hội” vẫn đang tiếp diễn.

Chị bạn tôi tâm sự, chị quen người yêu hiện tại được gần 4 năm, và 3 năm trở lại đây, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, cả họ nhà chị lại đều đặn hỏi những câu cũ rích: bao giờ lấy chồng, bao giờ cho bác ăn kẹo?, yêu lâu thế lấy đi chứ không khéo nó bỏ… và 10001 câu nói mang tính sát thương cao khác. Ban đầu chị còn miệt mài giải thích là do công việc của cả hai chưa ổn định, chưa sẵn sàng cho cuộc sống gia đình…, nhưng đáp lại là thái độ khinh khỉnh của mọi người cho rằng chị “dốt” vì “vài năm nữa mới cưới thì ế rồi”, “nó bỏ đấy”, khiến chị chán nản tột độ và quyết định chỉ cười trừ cho xong chuyện. Chị bảo tôi, tại sao mọi người lại cho rằng chuyện chồng con là quan trọng nhất với một người phụ nữ? Thế còn đam mê, sự nghiệp vất đi đâu?

Phụ nữ sinh ra vốn đã thiệt thòi nhiều hơn đàn ông, mới sang tuổi đôi mươi thì bị hỏi bao giờ có người yêu, có người yêu rồi thì tiếp tục bao giờ lấy chồng, có chồng rồi lại bị hỏi bao giờ có con… Có đến hàng ngàn lí do khiến phụ nữ chán ngán những câu hỏi “mắc mệt” này.

1. Cảm giác mọi giá trị của một người phụ nữ đều được định đoạt bởi việc “có chồng” hay “không có chồng”.

Có thể bạn đã quá quen với những câu nói “nấu ăn thế này làm sao lấy được chồng”, “lười như này về sau chồng nó đuổi ra khỏi nhà”, thậm chí “học ngành này không lấy được chồng đâu” (?!)
Từ khi nào “có chồng” đã trở thành một tiêu chuẩn, ngang hàng với một loại chứng nhận hay bằng cấp để đánh giá giá trị của một người phụ nữ? Thời đại nào rồi còn nói “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”?
Phụ nữ bây giờ, hơn nhau ở sự độc lập, ở khả năng tài chính, ở khả năng tự chăm sóc bản thân. Phụ nữ bây giờ hoàn toàn không cần một “tấm chồng” để làm chỗ dựa, để cuộc sống ổn định, họ hoàn toàn có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Điều họ cần và xứng đáng được hưởng không có gì khác ngoài một tình yêu chân chính.

2. Một câu hỏi ấy cũng đủ quét sạch gần hết nỗ lực, cố gắng và thành tựu của người phụ nữ!

Tôi nhớ gần đây trong một chương trình hẹn hò trên truyền hình, một chàng trai 29 tuổi ở Nghệ An đã hùng hồn tuyên bố “phụ nữ phải ở nhà chăm con, không cần thiết phải đi làm” để rồi nhận về hàng ngàn gạch đá của chị em “thà ế còn hơn lấy người giống như anh!”. Còn những người đàn ông với suy nghĩ như vậy, sẽ vẫn còn những người phụ nữ phải chịu khổ.

bao-gio-lay-chong-2
Thời xưa các cụ quan niệm, phụ nữ chỉ cần tề gia nội trợ, nữ công gia chánh đủ cả, còn đàn ông mới là người đi vùi sông lấp bể, làm việc lớn việc nhỏ, tề gia trị quốc. Những chuẩn mực xã hội ấy chắc chắn đã quá lỗi thời khi thu hẹp thế giới của phụ nữ vỏn vẹn trong bốn bức tường, cả cuộc đời chỉ có lấy chồng sinh con, và hôn nhân nghiễm nhiên được coi như một bổn phận để làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
Nhưng bây giờ khi ai đó hỏi bạn bao giờ lấy chồng, có lẽ bản thân họ cũng không ý thức được là mình đang vô hình chung mang những tư tưởng cổ hủ ấy áp lên đầu người phụ nữ một cách hết sức “phân biệt giới tính”. Bốn từ ấy khiến phụ nữ cảm thấy rằng, trong mắt mọi người, trên đời không còn chuyện gì quan trọng bằng việc lấy chồng, và bao nhiêu thành tựu, ước mơ của họ đều bị gạt bỏ đi hết.
Nếu bạn trả lời rằng, mình đang dành thời gian cho sự nghiệp và chưa sẵn sàng để lập gia đình, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ bạn kén chọn, ích kỷ, thậm chí là bất hiếu(?!). Dần dà, bạn sẽ được xếp vào hàng “ế”, thành “tấm gương xấu” mà họ hàng sẽ dùng để răn dạy con gái họ, thành món hàng tồn cần thanh lý gấp. Bao nhiêu giá trị bỗng nhiên biến mất hết, chỉ vì “chưa lấy được chồng”?

3. Can thiệp vào đời sống riêng của người khác.

bao-gio-lay-chong-3

“Bằng tuổi mày là cô / bác đã lấy chồng có hai con rồi!”
“Tuổi này là đến tuổi lấy chồng rồi.”
“Quá tuổi không đẻ được đâu.”
“Lấy đi xong năm sau làm một đứa là hợp tuổi lắm đấy!”

Và hàng trăm câu nói vô thưởng vô phạt kéo theo cái chuỗi bao giờ lấy chồng. Thật ra, đừng cho rằng bao giờ lấy chồng chỉ là một câu hỏi xã giao, “làm gì mà căng”. Đơn giản đó là một câu nói hết sức vô duyên!
Phụ nữ bây giờ đủ hiểu biết để nhận thức được việc gì tốt và không tốt cho mình. Người khác có thể lo lắng cho cô ấy, quan tâm tới cô ấy, nhưng bản thân cô ấy thực sự không cần! Hơn nữa, những “lời khuyên” đó là những điều mà họ nghĩ là tốt cho cô ấy, nhưng chỉ bản thân cô ấy mới biết điều gì là phù hợp mà thôi.

4. Hôn nhân không phải dành cho tất cả mọi người.

Có đến 89% số người hỏi bao giờ lấy chồng không hiểu gì về người mà họ đang hỏi. Cô gái ấy đã có đủ điều kiện về tài chính, về nhà cửa để lập gia đình chưa? Tư tưởng của cô ấy đã sẵn sàng chưa? Cô ấy có gặp cản trở gì từ phía gia đình người yêu không? Cô ấy có mắc bệnh gì không? Hay thậm chí, người cô ấy yêu có phải là con trai không?…
Vậy đó, đơn giản là một cô gái chưa lập gia đình ắt sẽ có lí do riêng của cô ấy. Nếu cô ấy muốn, cô ấy đã kể. Nếu cô ấy không kể, nghĩa là xin đừng hỏi thêm. Hôn nhân không phải là một chuẩn mực mà tất cả mọi người phải đạt được. Không thể biết liệu cô ấy có gặp vấn đề tế nhị gì không, và những câu hỏi “phản cảm” ấy có thể vô tình làm tổn thương cô ấy sâu sắc thế nào, nên đừng cư xử như một kẻ tọc mạch vô duyên.

Và cuối cùng, để thay cho những nỗi niềm khó nói, xin trích lời một bài hát rất “hợp thời” của Bích Phương:

Nụ cười chợt thoáng vụt tắt trên má hồng, em nào đâu muốn lấy chồng, em chỉ muốn ở mãi bên mẹ cha.

Đừng ai hỏi em chưa lấy chồng, đừng ai hỏi em chưa lấy chồng, mùa xuân này em chưa lấy chồng, em vẫn chưa muốn lấy chồng….

Nếu vẫn còn độc thân, thì cũng đừng buồn nhé các cô gái. Tết này ghé vào Ymeet.me để tìm bạn chat và làm quen kết bạn vui nhé. Biết đâu tình yêu online lại là cách hay để giải quyết vấn đề “Ế” thì sao!

Đăng ký miễn phí: TẠI ĐÂY! ( Hoặc click nút đăng ký bên dưới!)

dang-ky-hen-ho-truc-tiyen-ymeet-me

Đăng ký hẹn hò online cùng YmeetMe

Hoặc TẢI APP: Android hoặc iOS!

app-google-play-ymeetmeapp-store-ymeetme

4 lí do không nên hỏi phụ nữ bao giờ lấy chồng
Đánh giá bài viết nhé!